11 Lỗi Nên Tránh Khi Tự Bảo Dưỡng Xe Đạp Tại Nhà

Nếu bạn là người thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng chiếc “xế” cưng của bạn tại nhà thì chắc chắn bạn không được bỏ qua bài viết này. 10 lưu ý dưới đây bạn nên tránh tuyệt đối nếu muốn xe đạp của mình vận hành mượt mà, bền bỉ cùng thời gian. Cùng VinBike tìm hiểu ngay nhé!

1. Sử dụng sai dụng cụ

Sử dụng sai công cụ để bảo dưỡng xe đạp là trường hợp rất hay thường gặp khi bạn tự bảo dưỡng xe tại nhà. Nhiều người nghĩ rằng không cần chi nhiều tiền để mua nhiều công cụ vì các công cụ dường như có tác dụng như nhau. Đây là một sai lầm khiến chiếc xe đạp của bạn nhanh hỏng và không an toàn sau khi bảo dưỡng tại nhà.

Sử dụng sai dụng cụ để bảo dưỡng xe đạp là một sai lầm nghiêm trọng

Sử dụng các công cụ sai khi bảo dưỡng xe đạp dường như lại là những sai lầm cơ bản nhất mà các thợ sửa xe thường gặp phải . Hãy thử bắt đầu bằng cách tốt hơn bằng việc đầu tư một bộ lục giác đàng hoàng từ các thương hiệu uy tín để có thể sửa chữa các vấn đề cao cấp hơn. Tùy thuộc vào mức độ sâu mà bạn dường như có thể dùng kìm cắt cáp thích hợp.

2. Thao tác bảo dưỡng lốp xe

Lốp xe là thành phần quan trọng của chiếc một chiếc xe đạp vì thế bảo dưỡng lốp xe là thao tác không thể thiếu. Thủng lốp xe là tình trạng rất thường gặp ở xe đạp. Một trong những lỗi cơ bản khi bảo dưỡng xe đạp phổ biến đó là sai thao tác khi lấy lốp. Khi lốp thủng, nhiều người vô tình lại làm thủng thêm do cách lấy lốp ra ngoài. Bạn chỉ phát hiện ra điều này khi bơm căng bánh xe sau khi vá xong lỗ thủng cũ.

Để tránh trường hợp này, nên dùng tay để gắn lốp xe lại vào vành. Trong trường hợp lốp dính chặt vào vành xe, bạn mới cần đến bẫy lốp và hãy sử dụng một cách cẩn thận để tránh lốp bị thủng thêm.

Cẩn thận trong thao tác bảo dưỡng lốp xe

Ngoài ra, một lỗi nữa mà nhiều người mắc phải đó là đặt lốp sai vị trí vành xe. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy kiểm tra kích cỡ lốp xe sau cho vừa vặn với vành xe. Sau khi lắp vào, ấn đều toàn bộ bánh xe và kiểm tra không cho lốp xe trượt ra ngoài.

3. Siết quá chặt nhông sên dĩa

Bộ phận trực tiếp truyền lực kéo từ động cơ ra bánh sau bằng cơ cấu mắc xích và bánh răng chính là nhông sên dĩa. Bộ nhông sên đĩa thường có tuổi thọ từ 2 – 3 năm. Đây là bộ phận thường xuyên chịu nhiều va đập và bám bụi bẩn, nên cần được bảo dưỡng, vệ sinh định kì để đạt được khả năng vận hành tối ưu.

Những con ốc trên phần đĩa số của xe đạp được nới lỏng để đảm bảo đĩa số di chuyển lên xuống mượt mà.

Nhiều người khi thấy các ốc chưa được siết chặt sẽ cảm thấy lo lắng và thường có thói quen siết chặt lại cho chắc chắn. Điều này vô tình đã khiến đĩa số hoạt động kém mượt mà hơn.

4. Lắp xích sai

Xích xe đạp thường được chia thành 3 mức tốc độ: 9, 10 và 11. 3 loại xích này cũng có độ dài khác nhau. Nếu bạn lắp sai dây xích cho xe đạp của mình sẽ dẫn tới trường hợp độ căng dây không đủ sẽ dẫn đến trượt hoặc đứt xích khi di chuyển.

Để tránh lỗi này và đảm bảo an toàn, hãy sử dụng loại dây xích tương thích với xe đồng thời kiểm tra thật kỹ sau trước khi lắp dây xích vào xe nhé!

5. Lâu ngày không thay phanh

Phần phanh xe đạp không được thay sau thời gian dài sử dụng cũng là một lỗi bảo dưỡng xe đạp rất phổ biến. Điều này dẫn đến việc giảm mức độ an toàn cho người lái trong quá trình di chuyển

Thông thường, tiêu chuẩn má phanh có độ dày ít nhất 2.5 mm sẽ đảm bảo phanh hoạt động an toàn nhất. Lưu ý điểm này để kiểm tra và thay ngay phanh của mình để đảm bảo an toàn bạn nhé!

6. Không điều chỉnh tay phanh xe

Một lỗi thường gặp khi bảo dưỡng xe đạp tại nhà nhưng rất nguy hiểm nếu chúng ta không lưu ý. Đó là chúng ta hay quên việc điều chỉnh lại tay phanh phù hợp sau khi điều chỉnh bánh xe hay lốp xe. Điều này khiến bạn phải bóp phanh mạnh hơn mới có thể phanh xe lại, giảm độ an toàn khi bạn đang di chuyển trên đường.

Chính vì vậy, hãy chú ý điều chỉnh phanh xe phù hợp sau khi thay mới hoặc sửa bánh xong.

7. Không kiểm tra áp suất bánh xe

Không kiểm tra áp suất bánh xe sẽ khiến bánh xe đễ bị mổ hoặc dễ mòn. Bánh xe quá căng hoặc quá mềm cũng rất nguy hiểm cho người điều khiển khi di chuyển.

Kiểm tra áp suất xe sua khi bảo dưỡng để đảm bảo an toàn khi di chuyển

Lời khuyên dành cho bạn đó là luôn luôn kiểm tra áp suất bánh xe sau khi sửa chữa và kiểm tra thường xuyên sau một thời gian đạp xe. Trên lốp xe cũng thường được in thông số áp suất bánh xe để bạn có thể đối chiếu áp suất khi bơm xe tại nhà, đảm bảo không bơm bánh xe quá căng hoặc quá mềm.

8. Không giữ xe đạp sạch sẽ

Nếu chiếc xe đạp của bạn bị bám đầy bụi đất mà không được thường xuyên vệ sinh sẽ làm khả năng vận hành của xe giảm đi đáng kể. Đặc biệt, nếu bụi bẩn bám nhiều vào trục xoay của bánh xe, xe sẽ không thể đạt được tốc độ như bạn muốn, bạn sẽ phải tốn nhiều sức hơn khi đạp xe.

Giữ xe sạch sẽ giúp khả năng vận hành của xe ổn định và bền bỉ hơn

Vì thế, bạn cần vệ sinh xe đạp thường xuyên và giữ xe sạch sẽ, nhất là với dòng xe đạp thể thao khi phải thường xuyên di chuyển trên những địa hình nhiều đất cát. Vệ sinh xe đạp không chỉ giúp giữ điểm thẩm mĩ mà còn giúp xe vận hành ổn định và mạnh mẽ hơn.

9. Không bảo dưỡng cốt yên

Trên thực tế, chúng ta không thường xuyên nâng hoặc hạ yên xe, nên trục yên xe rất dễ bị oxy hoá nhưng khi bảo dưỡng xe đạp tại nhà chúng ta thường rất hay không quan tâm đến bộ phận này.

Trục yên xe tiếp xúc trực tiếp với không khí, nước nên rất dễ dẫn đến tình trạng gỉ sét từ ngoài vào trong. Do đó, hãy kiểm tra, bôi dầu trục yên xe, bảo dưỡng cốt yên xe định kỳ 3 tháng/lần để tránh hiện tượng gỉ sét.

10. Sử dụng sai dung dịch bảo dưỡng

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao mình cũng dùng dung dịch bảo dưỡng nhưng lại không hiệu quả? Rất có thể vì bạn đã dùng sai loại. Chẳng hạn, một sản phẩm có thể loại bỏ bụi bẩn trên xe nhưng không có tác dụng tác dụng bôi trơn, bảo dưỡng xích…

Sử dụng sai dung dịch bảo dưỡng và sai cách dễ làm xe đạp nhanh hỏng

Lưu ý cho bạn là nên tìm hiểu kỹ công dụng của các loại dung dịch bảo dưỡng để tránh tình trạng dùng sai mục đích sẽ gây lãng phí và còn ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe đạp.

11. Không chăm sóc xích xe đạp

Điều chỉnh độ dài xích xe phù hợp, tra dầu thường xuyên và kiểm tra định 1 tháng/lần để đảm bảo xích xe hoạt động bền bỉ và hạn chế tối đa chi phí để thay mới bộ phận đĩa xe.

Bôi trơn xích xe đạp giúp xe vận hành êm ái, trơn tru, đồng thời, giữ được độ bền của xích xe, nhất là với các dòng xe đạp leo núi, xe đạp đua.

Tuy nhiên, nhiều người thường mắc một số sai lầm như dùng sai dầu bôi trơn, dùng dầu bôi trơn khi chưa làm sạch xích xe sẽ khiến việc bảo dưỡng xe không đạt hiệu quả. Đó là chưa kể nếu bạn bôi dầu trên xích xe bẩn sẽ càng khiến xích nhanh hao mòn hơn.

Lưu ý hãy làm sạch xích xe trước khi tra dầu bôi trơn. Tra dầu vào giữa các mắt nối sên xe chứ không phải bánh răng. Đồng thời, lựa chọn loại dầu bôi trơn phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như quãng đường di chuyển bạn nhé!

Bỏ túi 11 lưu ý nên tránh đáng giá này cùng VinBike để giữ cho chiếc xe đạp của bạn luôn mới, luôn bền bỉ và luôn vận hành với hiệu suất tốt nhất khi bảo dưỡng xe tại nhà nhé!

Đừng quên Like trang fanpage VinBike hoặc truy cập website https://vinbike.com để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương trình khuyến mãi nhé!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1800 9473

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Sản phẩm liên quan